Những điều chỉnh đáng chú ý trong quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Vào ngày 28 tháng 12 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Nghị định 124/2021/NĐ-CP có nhiều thay đổi trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
– Bổ sung thẩm quyền xử phạt của một số chức danh và phân định thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Điều này phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14) và phạm vi quản lý an toàn thực phẩm.
– Sửa đổi, bổ sung các vi phạm quy định liên quan đến truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
– Bổ sung các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, quy định rõ trách nhiệm của người ra quyết định xử phạt và cơ quan quản lý trực tiếp sản phẩm/ nhóm thực phẩm.
– Tăng mức xử phạt đối với một số vi phạm về an toàn thực phẩm. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung mô tả rõ ràng hơn về hành vi vi phạm và cập nhật phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là:
Nghị định 115/2018/NĐ-CP |
Nghị định 124/2021/NĐ-CP |
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này | Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống. | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.” |
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật |
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.” |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe. | c) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm.” |
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này. | Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này.
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức; |
Dịch vụ về an toàn thực phẩm tại C.A.O Media:
Thực hiện giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất 2022
Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm mới nhất 2022
Hướng dẫn kiểm nghiệm sản phẩm mới nhất 2022
Bài viết liên quan
Giấy chứng nhận health certificate nước cốt vải xuất khẩu
Giấy chứng nhận health certificate nước cốt vải xuất khẩu Giấy chứng nhận health certificate nước
Th11
Công bố sản phẩm mứt kiwi tiến hành như thế nào?
Công bố sản phẩm mứt kiwi tiến hành như thế nào? Vào những ngày Tết,
Th11
Giấy phép ATTP quán cơm gà – dịch vụ uy tín tại TP.HCM
Giấy phép ATTP quán cơm gà – dịch vụ uy tín tại TP.HCM CAO Media
Th11
Giấy chứng nhận FDA tiêu trắng qua thị trường Mỹ nhanh chóng
Giấy chứng nhận FDA tiêu trắng qua thị trường Mỹ nhanh chóng FDA được viết
Th11
Xử phạt 7 đơn vị ở Hà Nội không đảm bảo an toàn thực phẩm
Xử phạt 7 đơn vị ở Hà Nội không đảm bảo an toàn thực phẩm
Th11
Xin cấp Health certificate cho sa tế để xuất khẩu chỉ trong 5 ngày
Health certificate cho sa tế để xuất khẩu chỉ trong 5 ngày Health certificate cho
Th11
Giấy phép ATTP cho cửa hàng tiện lợi theo quy định hiện hành
Giấy phép ATTP cho cửa hàng tiện lợi theo quy định hiện hành Giấy phép
Th11
Công bố dầu gội thảo dược nhanh chóng theo quy định hiện hành
Công bố dầu gội thảo dược nhanh chóng theo quy định hiện hành Dầu gội
Th10
Health Certificate cho tiêu trắng theo quy định nhanh chóng
Health Certificate cho tiêu trắng theo quy định nhanh chóng. Giấy chứng nhận y tế (tiếng
Th10