Giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô là giấy gì?

2 loại Giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô doanh nghiệp cần phải biết

Nếu bạn đang là nhà sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm khô bao gói sẵn và đang có dự định xuất khẩu sản phẩm này sang nước ngoài; thì hãy cùng C.A.O Media tìm hiểu qua những nội dung dưới đây. Chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục xin giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô với đầy đủ thành phần hồ sơ; và những thông tin liên quan khác đến giấy phép xuất khẩu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua nhé!

Cùng C.A.O Media tìm hiểu về thực phẩm khô bao gói sẵn

Ưu tiên thiết yếu là tính tiện lợi cho nên nhu cầu sử dụng các mặt hàng thực phẩm khô bao gói sẵn đang được rất nhiều sự tin dùng ưa chuộng từ phía người tiêu dùng hiện nay. Đa dạng các thể loại mặt hàng như: mì gói, bún; miến phở cho đến các mặt hàng như bánh kẹo, mứt, khô bò, khô gà…

Vì vậy, thực phẩm khô bao gói sẵn được đóng gói có nhãn mác hoàn chỉnh và tiêu thụ ở các cửa hàng có tín nhiệm đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn; bán trực tiếp hoặc phục vụ cho mục đích chế biến trực tiếp hay được sử dụng để dùng ngay.

Tâm điểm hàng đầu vẫn là độ an toàn vệ sinh; chất lượng trong thực phẩm là điều đáng nói đến trong thị trường thực phẩm ngày nay. Vì mục tiêu trên hết là sức khỏe cộng đồng và cơ sở hợp pháp trong kinh doanh khi tham gia sản xuất thực phẩm bao gói sẵn của doanh nghiệp.

Do đó để đảm bảo các điều kiện về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường. Ngoài giấy phép bắt buộc phải có tại Việt Nam thì khi xuất sang thị trường nước ngoài bắt buộc cơ sở phải xin Giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

 Có thể bạn muốn biết:

Làm thế nào để đưa thực phẩm khô bao gói sẵn xuất khẩu?

Nếu bạn đang là nhà sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm khô bao gói sẵn và đang có dự định xuất khẩu sản phẩm này sang nước ngoài thì hãy cùng C.A.O Media tìm hiểu qua những nội dung dưới đây. Chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục xin Giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô với đầy đủ thành phần hồ sơ; và những thông tin liên quan khác đến giấy phép xuất khẩu, hãy cùng tham khảo qua nhé!

” 2 loại giấy phép xuất khẩu thực phẩm C.A.O Media thực hiện cho khách hàng “

Giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô là giấy gì?
Mẫu Giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô C.A.O Media thực hiện (ảnh C.A.O)

Tìm hiểu về thủ tục của 2 loại giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô

1/ Giấy phép chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do (CFS)

a) Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do là gì?

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do có tên gọi tiếng Anh là Certificate of Free Sale, được viết tắ là CFS là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm thực phẩm khô ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm; hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

b) Điều kiện cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do

Sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  •  Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
  •  Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
c) Thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành sản phẩm, thực phẩm khô bao gói sẵn
  • Kết quả kiểm nghiệm của lô hàng thực phẩm xuất khẩu; gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật); hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật); thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất; hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định; hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
  • Mẫu nhãn sản phẩm cho mặt hàng cần xuất khẩu (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép Hộ kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất thực phẩm; (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP; ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm)
  • Bản tự công bố sản phẩm của thực phẩm cần xuất khẩu
d) Căn cứ pháp lý:

► Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho sản phẩm thực phẩm khô bao gói sẵn căn cứ vào Quyết định 10/2010/QĐ-TTg – Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

2/ Giấy chứng nhận y tế (HC)

a) Giấy chứng nhận y tế (HC) là gì?

– Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng Anh là Health Certificate được viết tắt là HC được cấp cho sản phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

b) Điều kiện cấp giấy chứng nhận y tế

Sản phẩm thực phẩm khô sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
  • Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
c) Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y yế (HC) gồm:
  • Đơn đề nghị cấp HC sản phẩm thực phẩm khô bao gói sẵn
  • Kết quả kiểm nghiệm của lô hàng cần xuất khẩu; gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật); hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật); thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất; hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định; hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
  • Mẫu nhãn sản phẩm của sản phẩm cần xuất khẩu (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hộ kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất thực phẩm; (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP; ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm)
  • Bản tự công bố sản phẩm của sản phẩm cần xuất khẩu
d) Căn cứ pháp lý:

► Xin giấy chứng nhận y tế cho sản phẩm căn cứ vào Thông tư 52/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

⇔ Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do (CFS); và giấy chứng nhận y tế (HC) cho sản phẩm yến sào là 02 năm (tính từ ngày cấp).

Liên hệ dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu thực phẩm

C.A.O Media là công ty dịch vụ chuyên thực hiện xin Giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô nói riêng và giấy phép ngành thực phâm nói chung, chúng tôi thực hiện giấy phép TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG – GIÁ CẢ CẠNH TRANH

Nếu quý khách hàng đang tìm cho mình một dịch vụ xin Giấy phép xuất khẩu thực phẩm khô NHANH thì hãy liên hệ ngay với tuvangiayphepcao.com qua các số điện thoại 0903 145 175 | 0903 145 178 để được tư vấn miễn phí hoặc gử về địa chỉ email hotro@tuvangiayphepcao.com để được cung cấp thông tin chính xác nhất.

>> Chủ đề liên quan

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *