Kinh doanh nhà hàng không có giấy phép ATTP bị xử lý thế nào?

Kinh doanh nhà hàng không có giấy phép ATTP bị xử lý thế nào?

Các cơ sở kinh doanh nhà hàng; quán ăn hiện nay phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP) và có giấy phép về vệ sinh ATTP mới được đi vào hoạt động. Trường hợp không có giấy phép ATTP; cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng CAO Media tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn không có giấy phép ATTP bị xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP); mức phạt cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn không có giấy phép ATTP quy định như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với:

Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực;

(Trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.)

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với:

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực;

(Trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.)

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận GMP; hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực;

(Trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu; thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.)

+ Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01/7/2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.

“Dịch vụ hỗ trợ khách hàng xin giấy phép an toàn thực phẩm tại CAO Media”

Kinh doanh nhà hàng không có giấy phép ATTP bị xử lý thế nào?
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (Ảnh: CAO Media)

Không có giấy phép ATTP làm hồ sơ xin cấp thế nào?

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

>> Để không bị xử phạt về việc không có giấy phép ATTP, quý khách hàng cần chuẩn bị những hồ sơ nêu trên hoặc liên hệ CAO Media để được hỗ trợ dịch vụ trọn gói xin giấy phép ATTP.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

– Tổ chức, cá nhân mở nhà hàng, quán ăn nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 

Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 

Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ xin giấy phép ATTP tại CAO Media

– Tiếp nhận tài liệu, thông tin, nhu cầu của nhà hàng về vấn đề làm giấy phép ATTP;

– Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan;

– Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất và đưa ra giải pháp, cách khắc phục tối ưu nhất;

– Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo một chiều;

– Hướng dẫn phía nhà hàng hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;

– Hướng dẫn nhân viên nhà hàng học tập huấn kiến thức ATTP và khám sức khỏe (nếu chưa có);

– Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP tại cơ quan quản lý; Đóng phí (nếu có);

– Hướng dẫn phía nhà hàng tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận ATTP;

– Theo dõi hồ sơ, đại diện nhận giấy chứng nhận ATTP từ cơ quan chức năng;

– Giao giấy phép ATTP cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ;

Thông tin liên hệ dịch vụ 

Trên đây là một số thông tin về không có giấy phép ATTP bị xử lý thế nào. CAO Media hiện nay hỗ trợ NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – CHI PHÍ HỢP LÝ dịch vụ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0908 024 161 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Chủ đề liên quan:

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *