Kiểm tra chuyên ngành hiện nay chưa áp dụng việc công nhận lẫn nhau, thừa nhận chất lượng hàng hóa của nước ngoài… điều này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
59% doanh nghiệp gặp khó khăn
Xuất nhập khẩu hiện nay chỉ có thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định 15/2018/CP ngày 2/2/2018 là được áp dụng hình thức quản lý rủi ro, kiểm tra giảm, kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt. Còn lại các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong các lĩnh vực khác (có khoảng 200 danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành trước khi thông quan với khoảng 100.000 hàng hóa, mặt hàng) còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp – đó là chia sẻ của ông Lê Mạnh Cương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng.
Ông Cương còn cho rằng, về cơ bản, kiểm tra chuyên ngành hiện nay chưa áp dụng việc công nhận lẫn nhau, thừa nhận chất lượng hàng hóa của nước ngoài, áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm tra chuyên ngành. Vẫn còn nhiều mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành và cũng có nhiều mặt hàng thuộc quản lý từ 2 bộ ngành trở nên.
Về phía Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhóm nghiên cứu Ban pháp chế chỉ ra rằng, mức độ thuận lợi khi tuân thủ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hoá ở mức trung bình. Không có thủ tục nào nhận được trên 70% đánh giái tương đối dễ hoặc dễ thực hiện. Trong đó, kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuân thủ tương đối dễ hoặc dễ thực hiện chỉ đạt tối đa 66%.
Không có khâu quy trình nào nhận được từ 70% ý kiến doanh nghiệp trở lên đánh giá việc tuân thủ là dễ hay tương đối dễ. Trong đó, khâu quy trình nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra là bước được doanh nghiệp nhìn nhận dễ tuân thủ nhất trong 4 khâu. Trong khi đó lẫy mẫu kiểm tra là khâu doanh nghiệp thường gặp khó khăn hơn cả.
Nhóm nghiên cứu còn chỉ ra rằng, 59% doanh nghiệp đã gặp ít nhất một loại khó khăn nào đó trong quá trình tuân thủ thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Và đưa ra một số bất cập cụ thể.
Đó là, trình tự thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn phức tạp. Theo các doanh nghiệp, trình tự, thủ tục có nhiều khác biệt tuỳ theo bộ ngành quản lý và loại hình hàng hoá. Doanh nghiệp cũng mất nhiều thời gian đọc hiểu các luật chuyên ngành và các nghị định hướng dẫn. Trong khi đó, cách hiểu và cách triển khai của các bộ ngành lại chưa thống nhất.
Danh mục hàng hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành quá nhiều. Việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành còn phiền hà. Tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành còn tồn tại. Một mặt hàng có thể bị quản lý cùng lúc bởi nhiều bộ ngành.
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành tuy đa số được thực hiện kiểm tra tập trung tại các cửa khẩu những vẫn có trường hợp doanh nghiệp phải tới tận các bộ ngành mới giải quyết xong việc. Thực tế này gây nhiều phiền toái gia tăng chi phí, thời gian tuân thủ của doanh nghiệp.

Đề xuất với cơ quan quản lý và kiểm tra chuyên ngành
Đồng quan điểm với ông Cương, bà Lương Thu Hương – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương cho biết, phản ánh của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu cho thấy, việc kiểm tra chuyên ngành trong xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn chưa nhanh gọn, cập nhật thông tin chưa đồng bộ. Bà Hương nêu ví dụ, tuy kiểm tra chuyên ngành thực hiện ở cửa khẩu nhưng vẫn có những trường hợp doanh nghiệp phải về tận Bộ ngành mới được giải quyết. Hay có trường hợp dù khai quan, thông quan điện tử nhưng đến điểm chốt cuối cùng lại phải mang tờ khai đóng dấu để nộp. Đã nộp thuế online, nhưng vẫn phải chụp bản nộp cho cơ quan hải quan.
Từ những kiến nghị của doanh nghiệp, những khảo sát của chính mình, Ban pháp chế VCCI đã đưa ra một số đề xuất với cơ quan quản lý và kiểm tra chuyên ngành.
Cụ thể, cần tập trung cải thiện những lĩnh vực, khâu quy trình còn phiền hà. Các thủ tục kiểm tra chuyên ngành nói chung đều có nhiều dự địa cải thiện, đặc biệt các thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải. Rà soát lại hoạt động lấy mẫu kiểm tra vì đây là khâu doanh nghiệp thường phản ánh tình trạng gặp khó khăn.
Giảm tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành, các bộ ngành cần xem xét giảm số nhóm sản phẩm, giảm số lượng dòng hàng cần kiểm tra và giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Việc kiểm tra cần thực hiện triệt để theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, kiểm tra theo xác suất, cần ban hành danh mục hàng hoá rủi ro của tất cả các lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Đồng thời, phải rà soát lại những điểm chồng chéo giữa các quy định pháp lý về kiểm tra chuyên ngành.
Giảm nhũng nhiễu và chi phí ngoài quy định, tăng cường giám sát thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính công vụ và minh bạch việc xử lý cán bộ vi phạm. Có cơ chế thực chất cho phép khiếu nại, kiến nghị hoặc tố cáo những hành vi sách nhiễu doanh nghiệp.
Tăng cường triển khai cơ chế một cửa quốc gia, áp dụng trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Số hoá các quy trình, giấy tờ trong các khâu khai báo, tiếp nhận và giải quyết và giải quyết thủ tục kiểm tra chuyên ngành thông qua cơ chế một cửa quốc gia.
Các bộ ngành và Tổng cục Hải quan xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin lịch sử kiểm tra thực tế hàng hoá để tránh trùng lặp. Phối hợp liên ngành xây dựng Điểm hỏi – Đáp để tiếp nhận và phản hồi các câu hỏi, vướng mắc của doanh nghiệp.
Nguồn: Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp
Bài viết liên quan
Các địa điểm không được kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá
Các địa điểm không được kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá Kinh doanh rượu,
Th9
Kinh doanh nhà hàng không có giấy phép ATTP bị xử lý thế nào?
Kinh doanh nhà hàng không có giấy phép ATTP bị xử lý thế nào? Các
Th9
03 bước tự công bố sản phẩm trà xanh theo quy định pháp luật
03 bước tự công bố sản phẩm trà xanh theo quy định pháp luật Để
Th9
Vi phạm quy định về PCCC bị xử lý thế nào?
Vi phạm quy định về PCCC bị xử lý thế nào? Tình hình cháy nổ
Th9
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép PCCC nhà chung cư
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép PCCC nhà chung cư Hiện nay các vấn
Th9
Điều kiện, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023
Điều kiện, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023 Nhãn hiệu trên
Th9
Công bố tiêu chuẩn sản phẩm là gì? Thực hiện như thế nào?
Công bố tiêu chuẩn sản phẩm là gì? Thực hiện như thế nào? Đối với
Th9
Hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền tác giả logo công ty
Hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền tác giả logo công ty Các doanh nghiệp
Th9
Xin giấy phép bán lẻ rượu tại Quận 4 và một số điều cần lưu ý
Xin giấy phép bán lẻ rượu tại Quận 4 và một số điều cần lưu
Th9