Từ vụ tử vong sau ăn bánh su kem: Cảnh báo loại ngộ độc “cực kỳ lo ngại”
Theo Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, ngoài ngộ độc cấp tính rối loạn tiêu hóa như sự việc xảy ra sau bữa tiệc ở chung cư Palm Heights, có một loại ngộ độc khác cực kỳ đáng lo ngại.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm (QL ATTP) TPHCM cho biết, đến nay cơ quan này vẫn đang chờ kết quả kiểm nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác vụ ngộ độc hàng loạt sau tiệc Trung thu của chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức) đêm 29/9.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban QL ATTP TPHCM, ngộ độc thực phẩm là vấn đề mà bất cứ cơ quan nào quản lý ATTP nào cũng mong muốn làm sao kéo giảm về số lượng và quy mô.
Bà Phong Lan chia sẻ, có 2 loại ngộ độc thực phẩm chính. Thứ nhất là ngộ độc cấp tính rối loạn tiêu hóa, đa số do các vi khuẩn, vi sinh vật, virus gây ra. Loại ngộ độc này nếu rơi vào trẻ nhỏ, chưa đủ miễn dịch và sức khỏe chưa ổn định có thể gây hậu quả nặng nề.
Theo bà Lan, với khí hậu của Việt Nam, ngộ độc thực phẩm cấp tính rối loạn tiêu hóa có tần suất xảy ra nhiều. Điều cần thiết là làm sao giảm thiểu nó, nhưng để chấm dứt hoàn toàn không dễ.
Trưởng Ban QL ATTP TPHCM dẫn chứng, như sự việc tử vong, ngộ độc sau tiệc Trung thu xảy ra vừa qua, bánh su kem đang bị nghi ngờ là thủ phạm. Nó bị lây nhiễm vi sinh vật, lây mầm bệnh do quá trình sản xuất hay đơn thuần vì lỗi bảo quản của người sử dụng, là vấn đề phải xác minh.
Điều này có nghĩa, nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn luôn hiện hữu, đòi hỏi người dân luôn luôn cảnh giác. Tối thiểu, mọi người cần phải sử dụng đúng thực phẩm theo khuyến cáo của nhà sản xuất, ăn uống sạch sẽ. Ai cũng biết những điều này, nhưng không phải ai cũng làm được.
Trong khi đó, loại ngộ độc thứ 2 là điều mà bà Phạm Khánh Phong Lan cực kỳ lo ngại: Ngộ độc trường diễn.
Bà Lan phân tích, với ngộ độc trường diễn, chất độc lặng lẽ tích tụ trong cơ thể từ năm này qua năm khác, thậm chí có thể mấy chục năm sau mới phát hiện. Người dân dù sống sạch cỡ nào nhưng nếu nguồn nguyên liệu, thực phẩm từ đầu vào đã nhiễm chất độc hại, mọi thứ đều trở thành vô nghĩa.
Do đó, trong chiến lược giảm và tiến đến xóa sổ ngộ độc, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm hướng đến các giải pháp làm tăng thực phẩm sạch, để giải quyết ngộ độc trường diễn.
Bà Phong Lan cho rằng, cần nâng cao nhận thức cho người dân, bằng cách đưa kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, cách bảo quản, lựa chọn thực phẩm vào chương trình giảng dạy cho học sinh phổ thông.
Bà ví dụ, hiện nay, nhiều người vẫn đang “thần thánh hóa” tủ lạnh, ăn gì dư cũng tống vào tủ lạnh ngày này qua tháng khác, để thức ăn lẫn lộn dĩa, lẫn lộn đồ chín và sống. Hay lúc nhậu nhẹt, ít ai chú ý đến yếu tố vệ sinh.
“Xác minh nguyên nhân ngộ độc phụ thuộc rất nhiều yếu tố, phải làm theo đúng quy trình. Chúng tôi xem xét mọi khía cạnh, kể cả việc nguyên liệu đầu vào lấy từ đâu…
Trong thời gian này, cần phải chờ cơ quan chức năng kết luận việc nhiễm khuẩn là do khách quan hay chủ quan, ở khâu nào để khắc phục”, bà Phong Lan chia sẻ liên quan đến vụ việc vừa xảy ra.
Như Dân trí đã thông tin, tại chương trình Tết Trung thu của chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức), bà P.T.U. (quê Cà Mau, tạm trú tại phòng trọ phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức), là nhân viên vệ sinh của chung cư đã nhận phần quà gồm 5 bánh su kem nhãn hiệu Givral.
Chiều 30/9, bà U. mang bánh về phòng trọ, cùng hai con sử dụng bánh. Đến sáng 1/10, 3 người có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy. 3 mẹ con đến phòng khám trên đường Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức) điều trị với chẩn đoán: theo dõi nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa và được kê đơn thuốc. Chiều cùng ngày, bé Q. được gia đình đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh, với chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột, kê toa thuốc ra về. Vì tình trạng của bé P.N.Q. không thuyên giảm nên sau đó, bé được đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh cấp cứu khuya 1/10 với tình trạng tím tái toàn thân. Khi vào cấp cứu, bệnh viện xác định cháu bé đã tử vong ngoài viện chưa rõ nguyên nhân. Ngoài bé Q., hàng chục trường hợp khác ăn bánh su kem trong chương trình trên cũng xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc. Trong đó, có 19 ca nhập viện. Ngày 5/10, Sở Y tế TPHCM thông tin phát hiện vi khuẩn Salmonella khi xét nghiệm PCR phân của 2 bệnh nhi quốc tịch Nga có tham gia buổi tiệc trên. Đến ngày 9/10, các Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, không tìm thấy vi khuẩn khi soi cấy phân của hàng loạt trẻ điều trị tại đây. |
Theo Báo Dân trí
Bài viết liên quan
Công bố sản phẩm whey protein nhập khẩu theo quy định 2024
Công bố sản phẩm whey protein nhập khẩu theo quy định 2024 Các sản phẩm,
Th9
Giấy phép an toàn thực phẩm cho quán lẩu bò theo đúng quy định
Giấy phép an toàn thực phẩm cho quán lẩu bò theo đúng quy định Xin giấy
Th9
Giấy phép hoạt động chuỗi siêu thị mini theo quy định năm 2024
Giấy phép hoạt động chuỗi siêu thị mini theo quy định năm 2024 Để hoạt
Th9
Dịch vụ đăng ký chứng nhận FDA toàn quốc trong 3 ngày
Dịch vụ đăng ký chứng nhận FDA toàn quốc trong 3 ngày Các mặt hàng
Th9
Công bố sản phẩm dầu gội thảo dược nhanh chóng tại CAO Media
Công bố sản phẩm dầu gội thảo dược nhanh chóng tại CAO Media Dầu gội thảo
Th8
Kiểm nghiệm và công bố sản phẩm bột rau củ quy trình thực hiện thế nào?
Kiểm nghiệm và công bố sản phẩm bột rau củ quy trình thực hiện thế
Th8
Xin Health certificate cho bánh đa tại Bộ Y Tế chỉ trong 5 ngày làm việc
Xin Health certificate cho bánh đa tại Bộ Y Tế chỉ trong 5 ngày làm việc
Th8
Giấy chứng nhận FDA cho yến tinh chế qua thị trường Mỹ
Giấy chứng nhận FDA cho yến tinh chế qua thị trường Mỹ Nền kinh tế thị
Th8
Đăng ký hồ sơ, thủ tục FDA để xuất khẩu qua Mỹ nhanh chóng chỉ trong 3 ngày
Đăng ký hồ sơ, thủ tục FDA để xuất khẩu qua Mỹ nhanh chóng chỉ trong
Th8