Thủ tục xin giấy phép ATTP chế biến cơm cháy theo quy định

Thủ tục xin giấy phép ATTP chế biến cơm cháy theo quy định

Cơm cháy là món ăn vặt quen thuộc, được nhiều người yêu thích. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất, chế biến cơm cháy trên thị trường, tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm và sự an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở chế biến cơm cháy bắt buộc phải xin giấy phép an toàn thực phẩm (ATTP) tại cơ quan chức năng, trước khi sản xuất chế biến để đưa sản phẩm ra thị trường.

Thành phần hồ sơ xin giấy phép ATTP bao gồm những gì, thời gian thực hiện mất bao lâu, nộp hồ sơ ở đâu?… Trong bài viết dưới đây, C.A.O Media sẽ hướng dẫn các cơ sở đăng ký giấy phép ATTP chế biến cơm cháy một cách NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – ĐƠN GIẢN NHẤT. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tại sao phải xin giấy phép ATTP chế biến cơm cháy?

Giấy phép ATTP chế biến cơm cháy là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Xin giấy phép ATTP có các tác dụng và ý nghĩa như sau:

Đối với doanh nghiệp

  • Tuân thủ luật pháp chính phủ.
  • Cơ sở được xác nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất.
  • Sản phẩm sản xuất hợp vệ sinh.
  • Sự uy tín được tăng cao.
  • Thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với chính doanh nghiệp và xã hội.
  • Lưu hành vào thị trường dễ dàng hơn.
  • Tạo được sự ưu tiên về cơ sở sản xuất cũng như về sản phẩm.

Đối với khách hàng

  • Tạo niềm tin nơi khách hàng.
  • Khách hàng đánh giá cao về doanh nghiệp.
  • Tăng sự lựa chọn của khách hàng đối với hàng hóa của doanh nghiệp.
  • An toàn về sức khỏe người tiêu dùng.

Căn cứ pháp lý:

 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;

Thành phần hồ sơ xin giấy phép ATTP chế biến cơm cháy

– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép ATTP (theo mẫu C.A.O Media cung cấp);

– Giấy phép Đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành, nghề sản xuất kinh doanh phù hợp;

– Giấy chứng nhận đã được Tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

“Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP do C.A.O Media thực hiện cho khách hàng”

Thủ tục xin giấy phép ATTP chế biến cơm cháy theo quy định
Giấy phép an toàn thực phẩm chế biến cơm cháy (Ảnh: C.A.O Media)

Thời gian thực hiện giấy phép ATTP

– Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép ATTP tại cơ quan nhà nước: từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;

– Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);

– Hiệu lực của giấy phép ATTP là 03 năm, kể từ ngày cấp phép;

– Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép ATTP còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Điều kiện cấp giấy phép ATTP chế biến cơm cháy

» Để được cấp giấy phép an toàn thực phẩm, thì trước hết cơ sở sản xuất phải đảm bảo theo đúng quy định về an toàn thực phẩm, như sau:

– Khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm phải được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh ô nhiễm.

– Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không gian sản xuất; giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu; sơ chế; chế biến; bao gói; kho hàng; khu vệ sinh; khu thay trang phục; khu nhà ăn để tránh ô nhiễm chéo.

– Kho chứa đựng và bảo quản thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.

– Thiết kế, bố trí nhà xưởng phải phù hợp với công nghệ và chủng loại sản phẩm, phòng ngừa được sự ô nhiễm chéo thực phẩm giữa các công đoạn sản xuất cũng như khi thao tác, chế biến và xử lý thực phẩm.

– Kết cấu nhà xưởng phải đảm bảo theo đúng quy định về: tường, trần, nền, cửa, các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, hệ thống chiếu sáng,…

Quy trình xin giấy phép ATTP chế biến cơm cháy tại C.A.O Media

– Tiếp nhận tài liệu, thông tin, nhu cầu của doanh nghiệp về vấn đề làm giấy phép ATTP;

– Tư vấn miễn phí và đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ liên quan;

– Khảo sát trực tiếp cơ sở vật chất và đưa ra giải pháp, cách khắc phục tối ưu nhất;

– Tư vấn về quy mô, cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo một chiều;

– Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;

– Hướng dẫn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức ATTP và khám sức khỏe (nếu chưa có);

– Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP tại cơ quan quản lý; Đóng phí (nếu có);

– Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định để đạt yêu cầu và ra giấy chứng nhận ATTP;

– Theo dõi hồ sơ, đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận ATTP từ cơ quan chức năng;

– Giao giấy phép ATTP cho khách hàng và hoàn tất dịch vụ;

Thông tin liên hệ dịch vụ tại C.A.O Media

Hãy đến với C.A.O Media để được tư vấn, thực hiện dịch vụ làm giấy phép ATTP cho cơ sở cơ sở chế biến cơm cháy nói riêng và giấy phép ATTP nói chung NHANH CHÓNG – TRỌN GÓI – CHI PHÍ HỢP LÝ. Liên hệ ngay C.A.O qua các số điện thoại: (028) 6275 0707 – 0908 024 161 hoặc truy cập website giayphepantoanthucpham.com để được tư vấn miễn phí và được thực hiện dịch vụ tốt nhất!

>>> Chủ đề liên quan:

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *